Chip lượng tử đang được đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển

Chip lượng tử đang được đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển để phục vụ cho rất nhiều cầu tính toán cao cấp của các hệ thống máy tính. Đến thời điểm hiện tại, chip lượng tử đang có những thay đổi vô cùng tích cực và hứa hẹn rất nhiều sức mạnh khủng trong tương lai.

Các hệ thống máy tính lượng tử đang được rất nhiều quốc gia, trung tâm nghiên cứu sử dụng để phục vụ cho việc tính toán phức tạp. Thông thường, khi nhắc đến máy tính lượng tử, mọi người sẽ nghĩ đến những hệ thống “khổng lồ”, có kích thước bằng cả một căn phòng hoặc lớn hơn. Thế nhưng công nghệ đã phát triển vượt bậc, kích thước của máy tính lượng tử đã được thu nhỏ lại đáng kể, thậm chí là chúng còn có thể nhỏ đến mức bằng với những bộ PC phổ thông.

Chip lượng tử

Công ty lượng tử kỹ thuật số Seeqc có trụ sở tại London và NewYork hiện nay đang nghiên cứu rất nhiều dự án đến chip lượng tử. Họ đã bắt đầu nghiên cứu công trình Riverlane tại Cambridge và triển khai các công nghệ mới. Cụ thể, họ tập trung vào việc triển khai chip điện toán lượng tử tích hợp sẵn hệ điều hành để quản lý quy trình làm việc và qubit. Như vậy, máy tính lượng tử đang dần bước sang một kỷ nguyên mới và nếu thành công thì các sản phẩm máy tính lượng tử trên thị trường cũng phải thay đổi theo để tương thích.

Chip lượng tử

Đối với các hệ thống máy tính lượng tử, điểm quan trọng nhất chính là tăng diện tích bề mặt và số lượng qubit để nâng cao hiệu suất. Mục tiêu hàng đầu tính là tăng số lượng qubit lên đến hàng triệu để nâng cao hiệu suất (hiện tại mức cao nhất là 76 qubit được thiết lập bởi Trung Quốc). Thế nhưng, công nghệ luôn có nhiều hướng phát triển khác nhau và mỗi hướng đều đem lại một kết quả. Đối với việc sử dụng nhiều chip trên cùng một hệ thống và gắn kết chúng lại cũng là một giải pháp. Thế nhưng, để tận dụng được việc ghép nối máy tính lượng tử, các nhà sản xuất sẽ cần đến hệ điều hành Deltaflow.OS.

Chip lượng tử

Trên thị trường toàn cầu hiện nay, số lượng máy tính lượng tử đã lên đến con số 50 chiếc nhưng chúng không sử dụng chung một hệ điều hành, hoạt động hoàn toàn riêng lẻ và không có tiêu chuẩn chung. Việc triển khai một hệ điều hành chung như Deltaflow.OS sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề, thúc đẩy việc liên kết các hệ thống máy tính lượng tử. Hiện nay, điện toán lượng tử đang được xem là cuộc cách mạng trong công nghệ, chặng đường phát triển hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và chông gai. Các thành tựu đang được ghi nhận nhưng có lẽ vẫn phải mất thêm nhiều thời gian mới có thể hoàn chỉnh.

Nguồn: TechPowerUp